2023-10-30

Có thể bạn ngủ nhưng cơ thể bạn không được nghỉ ngơi

😴 Bạn luôn cảm thấy luôn mệt mỏi, thiếu năng lượng, ngày qua ngày, bất kể bạn làm hay không làm bất kỳ việc gì trong ngày và ngủ đủ giấc.

𝘿𝙤́ 𝙡𝙖̀ 𝙗𝙤̛̉𝙞 𝙫𝙞̀, 𝙗𝙖̣𝙣 𝙣𝙜𝙪̉, 𝙣𝙝𝙪̛𝙣𝙜 𝙘𝙤̛ 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙗𝙖̣𝙣 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙨𝙪̛̣ 𝙙𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙣𝙜𝙝𝙞̉…

Nghỉ ngơi là một phần của chu kỳ sống. Cơ thể của bạn không thể hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Nó cần thời gian nghỉ để tự sửa chữa và phục hồi năng lượng hoạt động bình thường. Khi bạn nghỉ ngơi, năng lượng của bạn được dành để sửa chữa, tái tạo các tế bào và thải bỏ các chất độc trong cơ thể.

𝙉𝙜𝙝𝙞̉ 𝙣𝙜𝙤̛𝙞 𝙩𝙝𝙪̛̣𝙘 𝙨𝙪̛̣ 𝙘𝙝𝙞̉ 𝙘𝙤́ 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙙𝙖̣𝙩 𝙙𝙪̛𝙤̛̣𝙘 𝙠𝙝𝙞 𝙗𝙖̣𝙣 𝙝𝙤𝙖̀𝙣 𝙩𝙤𝙖̀𝙣 𝙩𝙝𝙪̛ 𝙜𝙞𝙖̃𝙣, 𝙫𝙖̀ 𝙘𝙝𝙞̉ 𝙠𝙝𝙞 𝙙𝙤́, 𝙘𝙤̛ 𝙩𝙝𝙚̂̉ 𝙗𝙖̣𝙣 𝙢𝙤̛́𝙞 𝙘𝙤́ 𝙣𝙖̆𝙣𝙜 𝙡𝙪̛𝙤̛̣𝙣𝙜 𝙙𝙚̂̉ 𝙩𝙖́𝙞 𝙩𝙖̣𝙤.

🛌 Bạn nằm trên giường, mệt mỏi, kiệt sức, và nghĩ lại những gì đã xảy ra trong ngày hoặc trong quá khứ, những bực dọc, bất công, tổn thương, các cảm xúc tiêu cực, mâu thuẫn gia đình, áp lực công việc, sợ hãi cho tương lai…và chìm vào giấc ngủ. Những suy nghĩ này sẽ vô thức đi vào não bộ của bạn, tạo nên “cơ chế phòng vệ” được “lập trình” và lưu trữ trong “ổ cứng” não bộ, hệ thống cơ bản điều hành sự sinh tồn hàng ngày của bạn.

🤺“Cơ chế phòng vệ” là khi cơ thể bạn luôn trong trạng thái cảnh giác trước nhận thức về mối đe doạ (có thực hoặc tưởng tượng) và có thể biểu hiện dưới dạng cơ bắp căng cứng, tiêu hoá kém, đau đầu…

Trải qua quá trình tiến hoá, khi con người trong “cơ chế phòng vệ”, não bộ tự động kích hoạt ưu tiên năng lượng hỗ trợ hệ thống bảo vệ “chiến đấu hay chạy trốn” trước các mối đe doạ bên ngoài, và không còn năng lượng cho các hoạt động bên trong cơ thể như tăng cường miễn dịch hay sinh trưởng.

Năng lượng ưu tiên để chạy trốn cái kết cận kề quan trọng hơn nhiều so với việc dành năng lượng để hệ miễn dịch chống lại bệnh tật. Hệ miễn dịch cần rất nhiều năng lượng để chống lại các virus, vi khuẩn và các loại bệnh, do đó sẽ làm giảm năng lượng dành cho các hoạt động khác của cơ thể. Đó là lý do tại sao khi bị ốm, chúng ta không có năng lượng để bước ra khỏi giường 🛌.

Khi gặp căng thẳng, cơ thể thường cảm thấy co thắt trong bụng, là do máu được dồn cho chân/tay để dành sức cho chạy trốn/chiến đấu và hạn chế lượng máu đến hệ thống tiêu hoá. Các hóc-môn stress ức chế hệ miễn dịch hoạt động.

𝙉𝙜𝙝𝙞̉ 𝙣𝙜𝙤̛𝙞 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙙𝙪̉ 𝙝𝙤𝙖̣̆𝙘 𝙠𝙝𝙤̂𝙣𝙜 𝙝𝙞𝙚̣̂𝙪 𝙦𝙪𝙖̉ 𝙨𝙚̃ 𝙘𝙖̉𝙣 𝙩𝙧𝙤̛̉ 𝙦𝙪𝙖́ 𝙩𝙧𝙞̀𝙣𝙝 𝙥𝙝𝙪̣𝙘 𝙝𝙤̂̀𝙞 𝙩𝙪̛̣ 𝙣𝙝𝙞𝙚̂𝙣 𝙘𝙪̉𝙖 𝙘𝙤̛ 𝙩𝙝𝙚̂̉.

Bất kể bạn ngủ bao nhiêu giờ một đêm, nếu không được nghỉ ngơi đúng cách, cơ thể bạn sẽ không có năng lượng dành cho sửa chữa, phục hồi và bạn sẽ không bao giờ cảm thấy khoẻ và tràn đầy năng lượng.

🌱 𝙇𝙖̀𝙢 𝙩𝙝𝙚̂́ 𝙣𝙖̀𝙤 𝙙𝙚̂̉ 𝙣𝙜𝙝𝙞̉ 𝙣𝙜𝙤̛𝙞 𝙙𝙪́𝙣𝙜 𝙘𝙖́𝙘𝙝?

𝙃𝙖̣𝙣 𝙘𝙝𝙚̂́ 𝙭𝙚𝙢 𝙩𝙞𝙣 𝙩𝙪̛́𝙘 𝙩𝙪̛̀ 𝙩𝙞𝙫𝙞, 𝙗𝙖́𝙤 𝙙𝙞𝙚̣̂𝙣 𝙩𝙪̛̉, 𝙢𝙖̣𝙣𝙜 𝙭𝙖̃ 𝙝𝙤̣̂𝙞… 𝟯𝟬’ 𝙩𝙧𝙪̛𝙤̛́𝙘 𝙠𝙝𝙞 𝙙𝙞 𝙣𝙜𝙪̉.

Tin tức được tạo ra để thu hút người đọc về các vấn đề, thường là các tin tiêu cực và mang tính cảnh báo. Khi bạn xem tin tức ngay trước khi đi ngủ, những thông tin này sẽ tự động được lưu giữ trong bộ nhớ của bạn, khiến cơ thể bạn luôn trong cơ chế phòng vệ.

Bạn hãy dành thời gian để đọc/suy nghĩ những thông tin tích cực, truyền cảm hứng và yên bình, những gì mà bạn thực sự mong muốn có trong cuộc sống của mình. Bạn hãy chủ động lựa chọn những suy nghĩ tích cực về cuộc sống và sức khoẻ của bạn để cơ thể bạn ở trạng thái hoàn toàn thư giãn và yên bình, và những suy nghĩ này sẽ in sâu vào não bộ của bạn.

Cách đơn giản nhất giúp bạn loại bỏ các suy nghĩ tiêu cực và lo lắng trước khi đi ngủ, để cơ thể có thể hoàn toàn thư giãn thoải mái là 𝙩𝙝𝙖𝙮 𝙙𝙤̂̉𝙞 𝙘𝙖́𝙘𝙝 𝙣𝙝𝙞̀𝙣 𝙘𝙪̉𝙖 𝙗𝙖̣𝙣 𝙫𝙚̂̀ 𝙫𝙖̂́𝙣 𝙙𝙚̂̀. Bất kể điều gì đang diễn ra trong cuộc sống của bạn – quá khứ hay hiện tại, nếu suy nghĩ đó đang đè nặng bạn, thay vì lo lắng hay lặp đi lặp lại suy nghĩ trong tâm trí, hãy tự hỏi bản thân “Liệu những gì đã và đang xảy ra, thực sự có lợi cho tôi?”

🌈 𝗛𝗮̃𝘆 𝘁𝗶̀𝗺 𝗿𝗮 𝗱𝗶𝗲̂̉𝗺 𝘁𝗶́𝗰𝗵 𝗰𝘂̛̣𝗰, 𝗼̛̉ 𝗯𝗮̂́𝘁 𝗸𝘆̀ 𝗱𝗶𝗲̂̀𝘂 𝗴𝗶̀ 𝘅𝗮̉𝘆 𝗿𝗮 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗰𝘂𝗼̣̂𝗰 𝘀𝗼̂́𝗻𝗴 𝗰𝘂̉𝗮 𝗯𝗮̣𝗻.

Next

Suy nghĩ của bạn ảnh hướng đến sức khoẻ nhiều hơn bạn nghĩ